Note: The English devotional appears after the original Vietnamese devotional.
1. Thức Canh Và Chờ Đợi Chúa Tái Lâm
Kinh Thánh: Lu-ca 12:35-59
Lưng các ngươi phải thắt lại, đèn các ngươi phải thắp lên. ³⁶ Hãy làm như người chờ đợi chủ mình ở tiệc cưới về, để lúc chủ đến gõ cửa thì liền mở. ³⁷ Phước cho những đầy tớ ấy, khi chủ về thấy họ thức canh! Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chủ sẽ thắt lưng mình, cho đầy tớ ngồi bàn mình, và đến hầu việc họ. ³⁸ Hoặc canh hai, canh ba, chủ trở về, nếu thấy đầy tớ như vậy thì phước cho họ! ³⁹ Hãy biết rõ, nếu chủ nhà hay kẻ trộm đến giờ nào, thì sẽ tỉnh thức, chẳng để cho nó đào ngạch nhà đâu. ⁴⁰ Các ngươi cũng vậy, hãy chực cho sẵn sàng, vì Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ.
Giải Nghĩa
c. 35, ‘Lưng các ngươi phải thắt lại,’ Nói đến hành động quấn áo choàng dài vào thắt lưng cho gọn gàng để chuẩn bị cho mọi hoạt động;‘đèn các ngươi phải thắp lên.’ có nghĩa là luôn ở trong tinh thần sẵn sàng chờ đợi.
c. 36, nói đến người đầy tớ ở trong tình trạng sẵn sàng đón rước người chủ trở về sau tiệc cưới. Theo tập tục đương thời, đám cưới có thể bắt đầu sau khi trời tối và kéo dài đến tận đêm khuya. Mặc dầu tiệc cưới có trễ như thế nào đi chăng nữa thì đầy tớ vẫn thắp đèn chờ đợi. Sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus Christ cũng sẽ bất ngờ như vậy, tuy chúng ta không biết rõ khi nào nhưng chúng ta luôn cần phải tỉnh thức và sẵn sàng để đón rước Ngài (c.35-38, 39-40). Luke 12 CBSB - Lễ kỷ niệm Mở cửa. Chủ nhà có khả năng chi trả cổng ngoài thường sẽ có người hầu được chỉ định để bảo vệ cổng.
c. 37, Người chủ sẽ ban thưởng cho những tôi tớ trung tín, sẵn sàng chớ đời sự trở lại của Chủ. Người Chủ sẽ thưởng và vinh danh họ bằng cách sẽ đảo ngược vai trò bình thường là Chủ phục vụ họ. Ngụ ngôn này nhắc lại ngày lễ lớn của Đấng Mê-si-a khi Đức Chúa Trời sẽ chuẩn bị một bữa tiệc cho tất cả mọi người tin cậy Ngài là những thuộc mọi quốc gia. Tiên tri Ê-sai mô tả Đấng Christ, khi Ngài trở lại, phục sự như một đầy tớ cho các tín nhân của Ngài, “Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ ban cho mọi dân tộc, tại trên núi nầy, một tiệc yến đồ béo, một diên rượu ngon, đồ béo có tủy, rượu ngon lọc sạch. Tại trên núi nầy Ngài sẽ trừ diệt mặt của đồ đắp trên muôn dân, và cái màn che phủ mọi dân tộc. Ngài đã nuốt sự chết đến đời đời. Chúa Giê-hô-va sẽ lau nước mắt khỏi mọi mặt, và trừ bỏ sự xấu hổ của dân Ngài khỏi cả thế gian; vì Đức Giê-hô-va đã phán vậy.” (Ê-sai 25:6-9).
c. 38, Đêm được chia thành bốn canh, mỗi canh ba giờ: 6 giờ tối - 9 giờ tối, 9 giờ tối - nửa đêm, nửa đêm - 3 giờ sáng và 3 giờ sáng - 6 giờ sáng. Và cũng thường được gọi là canh đầu, canh hai, canh ba và canh tư. Tuy chủ có thể về trễ vào canh hai hay canh ba đi chăng nữa, nhưng vui lòng khi thấy đầy tớ vẫn còn thắp đèn chờ đợi nên sẽ ban thưởng cho đầy tớ ấy.
c. 39, Luke 12 HKJV -, sự trở lại của Chúa Jêsus bất ngờ có thể ví sánh đến việc một tên trộm có thể đến mà không báo trước, vì nếu biết trước thì chắc chủ nhà đã có phương cách đề phòng rồi.
c. 40, thay vì bận tâm tìm hiểu thời điểm Chúa Jêsus tái lâm, điều tốt nhất tín nhân Đấng Christ nên làm là cần có thái độ và hành động sẵn sàng trong việc nghênh đón Ngài.
Bài Học Ứng Dụng
1. Tín nhân Đấng Christ cần sống trong tinh thần cảnh giác bằng cách chuẩn bị sẵn sàng nghênh đón cho sự tái lâm của Ngài. Không một ai biết chắc chắn ngày và giờ mà Chúa Jêsus trở lại trần gian nầy lần thứ hai cả. Chính Chúa Jêsus cũng đã tuyên bố rằng thời điểm chính xác của sự trở lại của Ngài thì chỉ có một mình Đức Chúa Cha mới biết mà thôi, “Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả, thiên sứ trên trời hay là Con cũng vậy, song chỉ một mình Cha biết mà thôi.” (Ma-thi-ơ 24:36) Vì thời điểm trở lại của Đấng Christ không ai biết rõ, cho nên tín nhân Đấng Christ cần phải, a) sống trong trạng thái sẵn sàng liên tục, luôn luôn chuẩn bị đời sống tâm linh trong việc cảnh giác và chuẩn bị cho sự trở lại của Ngài. Do đó, tín nhân Đấng Christ nên sống mỗi ngày với ý thức rằng Đấng Christ có thể trở lại bất cứ lúc nào. Nhận thức này sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định, thứ tự ưu tiên và cách chúng ta sử dụng thời gian của mình; b) Bên cạnh đó, tín nhân Đấng Christ được kêu gọi phục vụ trung tín trong bất cứ vai trò nào Đức Chúa Trời đã ban cho họ, cho dù trong chức vụ, công việc hay cuộc sống hàng ngày. Điều nầy có nghĩa là chúng ta sống một cuộc sống sẵn sàng liên tục, duy trì đức tin và sự cam kết của chúng ta với Đức Chúa Trời thể hiện qua sự phục vụ. Để từ đó, thực hiện sự phục vụ dưới mọi dạng thức với một tấm lòng yêu thương và tận tụy, chứ không phải chỉ vì bổn phận; và c) Đức Chúa Trời đánh giá cao sự trung tín trong việc phục vụ Ngài của chúng ta. Một khi chúng ta nhận biết rõ vai trò của chính mình là những đầy tớ của Ngài, nầy siêng năng và trung tín trong bổn phận của họ sẽ được ban phước khi Đấng Ky Tô trở lại.
2. Sự tái lâm của Chúa Jêsus sẽ đến thình lình như kẻ trộm, vì Ngài cho con dân Chúa trong mọi thời đại thấy được sự kiện hiển nhiên, rằng nếu chủ nhà hay biết thì giờ đến của kẻ trộm đến giờ nào, thì chắc chắn sẽ tỉnh thức để canh phòng và ngăn ngừa, ‘chẳng để cho nó đào ngạch nhà đâu’ (c.39) nhưng dĩ nhiên, kẻ trộm sẽ không báo trước cho chủ nhà thì giờ đến nhà trộm cắp bao giờ. Thế nên, vì tính chất bất ngờ và thình lình của sự Chúa trở lại như thế, chúng ta cần phải đáp ứng cách tích cực trước lời cảnh báo quan trọng nầy, bằng cách luôn sẵn sàng, trung tín trong sự phục vụ và cảnh giác trong từng bước đi của chúng ta với Chúa Jêsus Christ. Điều nầy cũng nhắc nhở chúng ta rằng sự trở lại của Chúa Jêsus Christ sắp xảy ra bất cứ lúc nào và thúc giục chúng ta sống cuộc sống phản ánh sự trông đợi của chúng ta về sự đến của Ngài. Sứ đồ Phao-lô cũng đã khuyên dạy về sự chuẩn bị sẵn sàng, thức canh cầu nguyện mà tín nhân Đấng Christ cần có, “vì chính anh em biết rõ lắm rằng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong ban đêm vậy. Khi người ta sẽ nói rằng: Bình hòa và yên ổn, thì tai họa thình lình vụt đến, như sự đau đớn xảy đến cho người đàn bà có nghén, và người ta chắc không tránh khỏi đâu. Nhưng, hỡi anh em, anh em chẳng phải ở nơi tối tăm, nên nỗi ngày đó đến thình lình cho anh em như kẻ trộm. Anh em đều là con của sự sáng và con của ban ngày. Chúng ta không phải thuộc về ban đêm, cũng không phải thuộc về sự mờ tối. Vậy, chúng ta chớ ngủ như kẻ khác, nhưng phải tỉnh thức và dè giữ. Vì kẻ ngủ thì ngủ ban đêm, kẻ say thì say ban đêm.” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:2-6). Tuy được nhắc nhở như vậy, nhưng trên thực tế, thì việc thực hành lại không dễ dàng. Bằng chứng là trong đêm Chúa Jêsus bị nộp, Ngài cùng các môn đệ vào vườn Ghết-sê-ma-nê để cầu nguyện. Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm mà Chúa Jêsus dầu là Đức Chúa Trời trong bản thể với bản chất con người, nhưng hiện tại Chúa Jêsus cần các môn đệ cùng chiến đấu trong sự cầu nguyện với Ngài. Nhưng Thánh Kinh ký thuật, “Ngài phán rằng: Hãy ngồi đây đợi ta đi cầu nguyện đằng kia. Đoạn, Ngài bèn đem Phi-e-rơ và hai người con của Xê-bê-đê đi với mình, tức thì Ngài buồn bực và sầu não lắm. Ngài bèn phán: Linh hồn ta buồn bực cho đến chết; các ngươi hãy ở đây và tỉnh thức với ta. Rồi Ngài bước tới một ít, sấp mặt xuống đất mà cầu nguyện rằng: Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con! Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha. Kế đó, Ngài trở lại với môn đồ, thấy đang ngủ, thì Ngài phán cùng Phi-e-rơ rằng: Thế thì các ngươi không tỉnh thức với ta trong một giờ được! Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối.” (Ma-thi-ơ 26:37-41) Vậy chúng ta cần đón nhận lời cảnh giác của Chúa Jêsus bằng cách không tự mãn hoặc chủ quan về sự mạnh mẽ của đức tin chúng ta nơi Chúa cỡ nào. Nhưng ngược lại, cần khiêm nhường nương cậy sức Chúa luôn sẵn sàng, trung thành trong sự phục vụ và cảnh giác trong bước đi của chúng ta với Ngài. Hãy lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Linh nhắc nhở chúng ta rằng sự trở lại của Chúa Jêsus Christ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thúc giục chúng ta sống cuộc sống phản ánh sự sẵn sàng của chúng ta về sự đến của Ngài.
Câu Hỏi Áp Dụng
1. Tôi có đang sống theo cách phản ánh sự sẵn sàng của tôi cho sự trở lại của Chúa Jêsus Christ hay không? Tôi có đang sống với ý thức cấp bách và mục đích, biết rằng Chúa Jêsus có thể trở lại bất cứ lúc nào hay không? Làm thế nào tôi có thể bảo vệ chống lại sự tự mãn thuộc linh?
2. Tôi có thể thực hiện những thay đổi nào để bảo đảm rằng tôi đã chuẩn bị phần thuộc linh?
3. Tôi có phục vụ Đức Chúa Trời một cách trung tín trong những vai trò mà Ngài đã ban cho tôi hay không? Làm thế nào tôi có thể phục vụ tốt hơn với một tấm lòng tận hiến và yêu kính Ngài?
Cầu xin Chúa Thánh Linh giúp mỗi chúng ta luôn sống trong tinh thần chuẩn bị sẵn sàng nghênh đón sự tái lâm của Chúa Jêsus Christ để nhận được ban thưởng mà Ngài dành ban. A-men.
2. Thức Canh Và Chờ Đợi Chúa Tái Lâm
Lu-ca 12:41-48
Giải Nghĩa
c. 41, Phi-e-rơ muốn biết rõ đối tượng mà Chúa Jêsus nói đến là ai, nên đặt câu hỏi cùng Ngài.
c. 42, Chúa Jêsus trả lời cách gián tiếp là mọi tín nhân Đấng Christ đều là những đây tớ của Đức Chúa Trời, nhưng được xếp hạng tùy theo cách phục vụ là siêng năng hay lười biếng. Nhắc nhở con dân Chúa trong vai trò quản gia của Nhà Đức Chúa Trời và có trách nhiệm quản trị công tác Ngài giao phó cách khôn ngoan.
c. 43-44, Người đầy tớ khôn ngoan trung tín sẽ được Chủ khen thưởng và cất nhắc lên địa vị cao trọng.
c. 45-46, Người đầy tớ biếng nhác và gian ác không thực hiện những điều Chủ giao phó, chắc chắn sẽ bị hình phạt nặng nề trong ngày Chủ trở về.
c. 47-48, Đức Chúa Trời sẽ thẩm định công tác của mỗi đầy tớ để ban thưởng hay trừng phạt tùy thuộc vào múc độ phục vụ của các đấy tớ. Người không vâng lời vì thiếu hiểu biết sẽ bị trừng phạt ít hơn đầy tớ đã biết rõ điều Chủ muốn nhưng không vâng lời làm theo sẽ bị trừng phạt nhiều hơn, nhưng còn các đầy tớ cố ý không vâng lời thì sẽ gánh chịu hình phạt nặng nề. Quản gia trung tín nhận biết ân tứ thuộc linh mà mình có đến từ Đức Chúa Trời và Ngài mong đợi kết quả theo tỉ lệ của sự ban cho.
c. 49, ‘cho nhiều. . . được giao phó nhiều’. Việc quản lý có trách nhiệm đòi hỏi cả việc nhìn nhận các ân tứ thuộc linh của mỗi người đến từ Đức Chúa Trời và sự cần thiết phải có một đáp ứng thích hợp. tỉ lệ tương xứng đối với việc nhận những ân tứ đó.
Bài Học Ứng Dụng
Tín nhân Đấng Christ không những cần phải là quản gia khôn ngoan của Nhà Đức Chúa Trời mà thôi, nhưng còn cần phải nhận biết Ngài là Đấng thưởng phạt công minh cho mỗi người trong ngày Ngài đến nữa.
a) Nói đến phương diện quản gia khôn ngoan của Nhà Ngài là chúng ta nhận biết sự kiện Chúa Jêsus trở lại trần gian lần thứ hai là điều chắc chắn và thời điểm về sự tái lâm của Ngài rất bất ngờ, không một ai biết ngoại trừ Đức Chúa Cha mà thôi. Thế nên, chúng ta cần phải khôn ngoan tỉnh thức, chuẩn bị sẵn sàng và tận dụng thời gian để hầu việc Chúa cách trung tín trọn thành cho đến ngày Ngài trở lại. Nếu không cẩn trọng kiềm giữ từ ý tưởng đến hành động của chúng ta, chúng ta có thể bị ma quỉ cám dỗ cho rằng Chúa chưa trở lại, thời gian còn nhiều nên hãy tận hưởng những thú vui trần thế trong khi còn có cơ hội và quên mất vai trò và trách nhiệm của mình, như lời Chúa Jêsus đã mô tả về người đầy tớ biếng nhác và gian ác, “tự nghĩ rằng: Chủ ta chậm đến; rồi cứ đánh đập đầy tớ trai và gái, ăn uống say sưa.” (c. 45). Người đầy tớ nầy chủ quan vì cho rằng vắng mặt chủ và mình đang nắm quyền trong nhà, nên tự tung tự tác lạm dụng quyền hành để thỏa mãn tư dục xác thịt và quên mất vai trò và trách nhiệm mà Chủ đã ủy thác. Chúa Jêsus cảnh báo rằng có những hậu quả cho các đầy tớ bỏ bê nhiệm vụ hoặc lợi dụng vị trí của họ để sống buông thả, với nếp sống theo lề thói thế tục và không tôn vinh Đức Chúa Trời. Người đầy tớ bất trung ấy sẽ bị Chủ trừng phạt tương xứng. Chúng ta phải đề phòng sự tự mãn thuộc linh và sống trong tư thế sẵn sàng cho sự trở lại của Đấng Christ. Hãy có tấm lòng mềm mại khẩn xin như Môi-se đã cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, “Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan.” (Thi thiên 90:12). Trong tinh thần đó, sứ đồ Phao-lô cũng đã khuyên nhủ điều tương tự, “Vậy, hãy giữ cho khéo về sự ăn ở của anh em, chớ xử mình như người dại dột, nhưng như người khôn ngoan. Hãy lợi dụng thì giờ, vì những ngày là xấu” (Ê-phê-sô 5:15-16). Và không những cảnh giác, ông còn đưa ra phương cách để con dân Chúa khắc phục để đạt được sự đắc thắng, “Hãy ăn ở như vậy, vì biết thời kỳ đương lúc chúng ta đây: Giờ anh em từ ngủ thức dậy đã đến, bởi sự cứu hiện nay đã gần chúng ta hơn lúc chúng ta mới tin. Đêm đã khuya, ngày gần đến; vậy chúng ta hãy lột bỏ những việc tối tăm mà mặc lấy áo giáp sáng láng. Hãy bước đi cách hẳn hoi như giữa ban ngày. Chớ nộp mình vào sự quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét; nhưng hãy mặc lấy Đức Chúa Jêsus Christ, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó.” (Rô-ma 13:11-14).
b) Nói đến phương diện quản gia của Nhà Đức Chúa Trời cần chịu trách nhiệm giải trình cho Đấng thẩm định công tác và Ngài là Đấng sẽ thưởng phạt phân minh. Trong bài học Kinh Thánh hôm nay, Chúa Jêsus là người Chủ đòi hỏi các đầy tớ của mình chịu trách nhiệm quản lý nhà cửa khi Chủ vắng mặt. Điều nầy chẳng khác nào phương cách mà Ngài giao phó cho con dân Chúa những trách nhiệm nhất định trong cuộc sống cá nhân và vai trò của họ trong Vương quốc của Đức Chúa Trời. Thế nên, chúng ta cần biết rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ chịu trách nhiệm giải trình mọi công tác của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời, như điều mà sứ đồ Phao-lô đã khẳng định, “Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ khai trình việc mình với Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 14:12) Ngài sẽ thẩm định về cách chúng ta sống như thể nào, có sử dụng tài nguyên và làm tròn trách nhiệm của mình hay không. Vì chúng ta được Đức Chúa Trời kêu gọi sống với mục đích và lòng trung tín với những trách nhiệm ủy thác. Vấn để được đặt ra không tùy vào công việc lớn hay nhỏ, vì Đức Chúa Trời ban cho mỗi người theo ý tốt của Ngài. Nhưng Chúa đòi buộc mỗi người đem lại kết quả tỉ lệ tương xứng với những gì mà Ngài đã ủy thác, giống như các đầy tớ được giao trách nhiệm về thời gian, nguồn tài nguyên và khả năng để phục vụ vương quốc của Đức Chúa Trời. Tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng khi Ngài thẩm định và thấy kết quả tốt về công tác hầu việc Chúa của chúng ta. Vậy hãy cẩn trọng trong cách chúng ta phụng sự Đức Chúa Trời hôm nay hầu đạt được tiêu chuẩn thẩm định của Ngài, như sứ đồ Phao-lô mô tả, “Theo ơn Đức Chúa Trời ban cho tôi, tôi đã lập nền như một tay thợ khéo, mà có kẻ khác cất lên trên; nhưng ai nấy phải cẩn thận về sự mình xây trên nền đó. Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Jêsus Christ. Nếu có kẻ lấy vàng, bạc, bửu thạch, gỗ, cỏ khô, rơm rạ mà xây trên nền ấy, thì công việc của mỗi người sẽ bày tỏ ra. Ngày đến sẽ tỏ tường công việc đó; nó sẽ trình ra trong lửa, và công việc của mỗi người đáng giá nào, lửa sẽ chỉ ra. Ví bằng công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình. Nếu công việc họ bị thiêu hủy, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó, sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy.” (1 Cô-rinh-tô 3:10-15).
Câu Hỏi Áp Dụng
1. Trong những cách nào Bạn đang tích cực chuẩn bị cho sự trở lại của Đấng Christ? Bạn đặt thứ tự ưu tiên cho sự tăng trưởng thuộc linh và phục vụ người khác như thế nào?
2. Bạn đang sử dụng các ân tứ thuộc linh, tài năng và nguồn tài nguyên mà Đức Chúa Trời đã ban cho Bạn như thế nào? Bạn có trung tín trong việc quản lý những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho Bạn hay không?
3. Bạn chịu trách nhiệm giải trình với người nào cho sự phát triển đời sống thuộc linh của mình? Bạn có thường xuyên tra xét cuộc sống của mình để đảm bảo nó phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời hay không?
Cầu xin Đức Chúa Trời giúp mỗi chúng ta trung tín trong các nhiệm vụ đã được Đức Chúa Trời ủy thác cùng giúp chúng ta sống trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng cho sự tái lâm của Đấng Christ. A-men.
3. Thức Canh Và Chờ Đợi Chúa Tái Lâm
Lu-ca 12: 49-59
Giải Nghĩa
12:49, mặc dầu ‘lửa’ được dùng làm biếu tượng cho nhiều sự kiện khác nhau, nhưng trong văn mạch và bối cảnh của phân đoạn Thành Kinh mà chúng ta học hôm nay ám chỉ đến sự phán xét của Đức Chúa Trời, như tiên tri Ê-sai mô tả, “Nầy, Đức Giê-hô-va sẽ đến với lừa, và xe cộ Ngài giống như gió lốc, hầu cho cơn giận của Ngài thêm nóng nảy, và sự quở trách của Ngài biến thành ngọn lửa hừng.” (Ê-sai 66:15). Điều nầy phản ánh bản chất thánh khiết tuyệt đối của Đức Chúa Trời như chính Ngài đã xác chứng về chính mình, “vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi như một đám lửa tiêu cháy, là Đức Chúa Trời hay kỵ tà” (Phục-truyền. 24:14) và tác giả thư tín Hê-bơ-rơ cũng xác chứng về sự phán xét công chính của Ngài đối với tội lỗi, “vì Đức Chúa Trời chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt.” (Hê-bơ-rơ 12:29).
12:50, ‘phép báp-têm’ được nhắc đến ở đây nói đến tinh thần của Chúa Jêsus trông đợi vượt xa hơn sự kiện hoàn tất công cuộc cứu rỗi nhân loại mà Ngài sẽ gánh chịu hình án thập tự.
12:51-53, Chúa Jêsus cho biết trước rằng vì cớ Ngài sẽ có những sự chia rẽ trong gia đình khi các thành viên trong gia đình chọn lựa tin theo Ngài và phục vụ Ngài hay không. Từ đó, vì cớ để bảo vệ quan điểm của mình sẽ đưa đến tình trạng đối nghịch và chia cách, ngay cả giữa vòng những người thân yêu nhất.
12:54-56, ‘đám mây nổi lên phương tây’ nói đến hơi nước bốc lên từ biển Địa Trung Hải của vùng Trung Đông và ‘gió nam thổi’ là gió nóng từ sa mạc đều là những dấu hiệu báo trước thời tiết sẽ như thế nào mà mọi người dân đương thời đều biết rõ. ‘vậy sao không biết phân biệt thời nầy?’ Chúa Jêsus quở trách họ vì họ có thể giải thích thời tiết nhưng đã không nhận ra các dấu hiệu thuộc linh của thời đại; họ đã để ý đến những gì không quan trọng, trong khi việc quan trọng của sự Chúa Tái Lâm hay họ không nhận thức được tầm quan trọng của các dấu hiệu của sự Chúa đến thì họ lại không màng đến.
12:57-59, Chúa Jêsus khuyến khích con dân Chúa trong mọi thời đại giải quyết mọi vấn đề bất đồng một cách nhanh chóng có thể, tìm mọi phương cách đem đến sự hòa giải tốt nhất, ngay cả việc cần phải ăn năn hối cải trước khi quá muộn, trở nên tồi tệ và phải trả giá nặng hơn.
Bài Học Ứng Dụng
1. Mặc dầu Chúa Jêsus nói đến sự quang lâm vinh hiển của Ngài và cảnh báo con dân Chúa trong sự thức canh cầu nguyện, sẵn sàng nghênh đón sự trở lại của Ngài, thì tại thời điểm nầy, vẫn cho chúng ta thấy tâm tình của Chúa Jêsus trong sự hiến dâng mạng báu của Ngài để làm giá chuộc tội cho cả nhân loại. Chúa Jêsus vẫn biết sự đau khổ tột cùng của con đường thâp tự, nhưng vẫn vui lòng tự nguyện, phó chính mình làm sinh tế chuộc tội cho cả nhân loại, vì đó là mục đích mà Chúa Jêsus đã đến trần gian nầy, “Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.” (Ma-thi-ơ 20:28). Thật vậy, bởi sự vâng phục tuyệt đối ấy, Chúa Jêsus đã gánh thay hình án thập tự giá cho cả nhân loại thể theo ý muốn và thiết kế của Đức Chúa Cha mà đã báo trước qua tiên tri Ê-sai, “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Ê-sai 53:8). Thế nên, Chúa Jêsus đã dõng dạc tuyên bố sứ mạng được hoàn tất trước khi trút hơi thở cuối cùng, như sứ đồ Giăng đã ký thuật, “Mọi việc đã được trọn; rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn.” (Giăng 19:30). ứng nghiệm lời tiên tri Ê-sai về Ngài, “Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn. Tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình; và người sẽ gánh lấy tội lỗi họ.” (Ê-sai 53:11). Tạ ơn Chúa về tấm lòng yêu thương vô hạn và sự hy sinh cao quí của Chúa Jêsus vì Ngài đã đi trọn con đường thập tự để chúng ta có được ngày hôm nay.
2. Chúa Jêsus nhắc nhở đến ngày Chúa trở lại cận kề nền cần phải giải quyết mọi vấn đề xung đột ngay trong lúc có thể trước khi quá trễ. Thông thường con người chúng ta không một ai muốn bị xung đột và tìm đủ mọi cách để tránh né những phiền nhiễu có thể xảy ra. Nhưng một khi bị ở trong những tình huống bất đồng ý kiến hay tranh chấp về những quan điểm, phương cách giải quyết hoặc quyết định v.v. . . thì có mỗi người lại có những cách giải quyết khác nhau: a) người vui lòng đồng ý chấp nhận mà không phản đối, thừa hành; b) người ‘bằng mặt nhưng lại không bằng lòng’ nên thừa hành trong sự miễn cưỡng, hậm hực; và dĩ nhiên, c) người khác thì tuyệt đối không chấp nhận và chống đối nên tiếp tục tranh tụng cho đến khi nào thắng kiện mới thôi. Theo quan điểm Thánh Kinh, giải quyết xung đột nhanh chóng là điều quan trọng để duy trì sự bình an, thúc đẩy sự hiệp nhất và tránh phạm tội lỗi. Kinh Thánh nhấn mạnh đến sự cần thiết phải hòa giải và giải quyết sớm để ngăn chận sự cay đắng và chia rẽ bén rễ. Và ngược lại, nắm giữ những xung đột chưa được giải quyết có thể dẫn đến sự cay đắng, chia rẽ và cản trở mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời và những người khác. Thế nên, Chúa Jêsus đã dạy nguyên tắc căn bản về mối liên hệ giữa con người và con người sẽ ảnh hưởng đến mối liên hệ của con người đối cùng Đức Chúa Trời như thế nào. Cho dầu một người muốn đem lễ vật đến dâng cho Ngài đi chăng nữa nhưng một khi có mối bất hòa với người khác chưa được giải quyết, thì Đức Chúa Trời cũng vẫn không vui nhậm của lễ, mối bất hòa ấy cần phải giải quyết trước,“Ấy vậy, nếu khi nào ngươi đem dâng của lễ nơi bàn thờ, mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình, thì hãy để của lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh em trước đã; rồi hãy đến dâng của lễ.” (Ma-thi-ơ 5:23-24). Sứ đồ Phao-lô cũng dạy chúng ta cần phải giải quyết các bất đồng để cơn giận không kéo dài qua ngày hôm sau, “chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn,” (Ê-phê-sô 4:26). Hòa giải là điều cần thiết cho tất cả tín nhân Đấng Christ, cho dù đó là mối liên hệ với Chúa hay với những người khác, những xung đột chưa được giải quyết có thể dẫn đến hậu quả lớn hơn. Cơ Đốc nhân không nên để sự kiêu ngạo hay bướng bỉnh ngăn cản họ làm hòa. theo đuổi sự bình an trong các mối liên hệ của họ. Hơn thế nữa, là tín nhân Đấng Christ, chúng ta được kêu gọi đến sự hòa thuận với Đức Chúa Trời thông qua Đức Chúa Jêsus Christ, thì mỗi chúng ta hãy nên là những nhân tố hòa giải, vì chính Chúa Jêsus cũng đã khẳng định, “Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!” (Ma-thi-ơ 5:9)
Câu Hỏi Áp Dụng
1. Bạn phản ứng như thế nào khi đức tin của bạn nơi Chúa Jêsus đã khiến mâu thuẫn với những người khác, ngay cả những thành viên thân thiết trong gia đình thân yêu của Bạn? Bạn có sẵn sàng cam kết theo Chúa và bênh vực đức tin của mình ngay cả khi nó gây chia rẽ trong các mối liên hệ ấy hay không?
2. Làm thế nào để bạn tỉnh táo thuộc linh về những gì Đức Chúa Trời đang làm trong thế giới và trong cuộc sống của bạn?
3. Có những xung đột hay bất hòa nào, giữa Bạn với Chúa và với người khác, chưa được giải quyết trong cuộc sống mà Bạn cần phải giải quyết trong tinh thần bài học hôm nay hay không? Có tổn thương nào do những xung đột ấy gây nên mà Bạn cần Chúa chữa lành hôm nay hay không?
Hãy nhờ ơn Chúa không những giải quyết những gì làm cho mối liên hệ của chúng ta với Chúa và với người không được thông suốt và trãi nghiệm được sự tươi mới trong tình yêu của Ngài để làm người hòa giải của Nước Trời nữa. A-men.
Luke 12:35-59
35 “Be dressed ready for service and keep your lamps burning, 36 like servants waiting for their master to return from a wedding banquet, so that when he comes and knocks they can immediately open the door for him. 37 It will be good for those servants whose master finds them watching when he comes. Truly I tell you, he will dress himself to serve, will have them recline at the table and will come and wait on them. 38 It will be good for those servants whose master finds them ready, even if he comes in the middle of the night or toward daybreak. 39 But understand this: If the owner of the house had known at what hour the thief was coming, he would not have let his house be broken into. 40 You also must be ready, because the Son of Man will come at an hour when you do not expect him.”
41 Peter asked, “Lord, are you telling this parable to us, or to everyone?”
42 The Lord answered, “Who then is the faithful and wise manager, whom the master puts in charge of his servants to give them their food allowance at the proper time? 43 It will be good for that servant whom the master finds doing so when he returns. 44 Truly I tell you, he will put him in charge of all his possessions.45 But suppose the servant says to himself, ‘My master is taking a long time in coming,’ and he then begins to beat the other servants, both men and women, and to eat and drink and get drunk. 46 The master of that servant will come on a day when he does not expect him and at an hour he is not aware of. He will cut him to pieces and assign him a place with the unbelievers.
47 “The servant who knows the master’s will and does not get ready or does not do what the master wants will be beaten with many blows. 48 But the one who does not know and does things deserving punishment will be beaten with few blows. From everyone who has been given much, much will be demanded; and from the one who has
been entrusted with much, much more will be asked.
49 “I have come to bring fire on the earth, and how I wish it were already kindled!50 But I have a baptism to undergo, and what constraint I am under until it is completed! 51 Do you think I came to bring peace on earth? No, I tell you, but division. 52 From now on there will be five in one family divided against each other, three against two and two against three. 53 They will be divided, father against son and son against father, mother against daughter and daughter against mother, mother-in-law against daughter-in-law and daughter-in-law against mother-in-law.”
54 He said to the crowd: “When you see a cloud rising in the west, immediately you say, ‘It’s going to rain,’ and it does. 55 And when the south wind blows, you say, ‘It’s going to be hot,’ and it is. 56 Hypocrites! You know how to interpret the appearance of the earth and the sky. How is it that you don’t know how to interpret this present time?
57 “Why don’t you judge for yourselves what is right? 58 As you are going with your adversary to the magistrate, try hard to be reconciled on the way, or your adversary may drag you off to the judge, and the judge turn you over to the officer, and the officer throw you into prison. 59 I tell you, you will not get out until you have paid the last penny.”
Watching and Waiting for the Return of Christ
‘Fire’ is used symbolically in various ways throughout scripture, but in this passage, it refers to God’s judgment. As the prophet Isaiah describes, “See, the Lord is coming with fire, and his chariots are like a whirlwind; he will bring down his anger with fury, and his rebuke with flames of fire” (Isaiah 66:15). This reflects God's absolute holiness, as he declares about Himself, “For the Lord your God is a consuming fire, a jealous God” (Deuteronomy 4:24). The author of Hebrews also affirms his righteous judgment on sin, writing, “For our "God is a consuming fire” (Hebrews 12:29).
In light of this, it is stunning to see the willingness of Jesus to lay down his life for us. Even though Jesus speaks of his glorious return and warns believers to watch and pray, at this moment, we see his willingness to sacrifice his life as the atonement for humanity’s sin. The ‘baptism’ Jesus refers to here speaks of his impending suffering and the fulfillment of his mission to redeem humanity through his death on the cross (12:50). Jesus knew the immense suffering he would endure, yet he willingly offered himself as the sacrificial lamb for all humanity. This was the purpose for which he came, as he said, “Just as the Son of Man did not come to be served, but to serve, and to give his life as a ransom for many” (Matthew 20:28).
His obedience fulfilled God's will, as foretold by Isaiah: “We all, like sheep, have gone astray, each of us has turned to his own way; and the Lord has laid on him the iniquity of us all.” (Isaiah 53:6). Before he died, Jesus declared, “It is finished” (John 19:30), fulfilling the prophecy in Isaiah: “After the suffering of his soul, he will see the light of life and be satisfied; by his knowledge my righteous servant will justify many, and he will bear their iniquities.” (Isaiah 53:11). Let us thank Jesus for his boundless love and sacrifice, which he fully completed on the cross for us!
Jesus foretells that his coming would bring division within families, as members would have to choose whether to follow him or not. This would lead to conflicts, even among the closest family members (12:51-53). Jesus reminds us that his return is imminent and that we must resolve conflicts quickly before it's too late. Often, we try to avoid conflict. But when we are in situations of disagreement or dispute, each person has different ways of resolving the issue. Some agree without protest and go along with the decision, while others reluctantly comply. Still, others refuse to accept it and continue to argue.
From a biblical perspective, resolving conflict quickly is essential to maintaining peace, promoting unity, and avoiding sin. Unresolved conflict can lead to bitterness and division, which can hinder our relationship with God and others. Jesus encourages his followers to resolve conflicts quickly, before it's too late, and to seek reconciliation. He also emphasizes repentance to avoid facing greater consequences later (12:57-59). Jesus taught us that unresolved human relationships could affect our relationship with God. Even if someone wants to offer a gift to God, unresolved conflict must first be settled, “Therefore, if you are offering your gift at the altar and there remember that your brother has something against you, leave your gift there in front of the altar. First, go and be reconciled to your brother; then come and offer your gift.” (Matthew 5:23-24).
Paul also teaches us to resolve conflicts so that anger does not linger, “Do not let the sun go down while you are still angry,” (Ephesians 4:26). Reconciliation is necessary for all Christians, as unresolved conflict can have serious consequences. We should not let pride or stubbornness stop us from pursuing peace. As followers of Christ, we are called to reconciliation with God through Jesus Christ, and we should also be peacemakers. Jesus said, “Blessed are the peacemakers, for they will be called sons of God.” (Matthew 5:9).
The ‘cloud rising in the west’ refers to moisture rising from the Mediterranean Sea, and the “south wind” refers to hot winds from the desert (12:54-56). These were natural signs that people could interpret to predict the weather. Jesus rebuked them for being able to interpret such signs but failing to recognize the spiritual signs of the times, such as his presence and coming kingdom.
Let us seek God’s grace to resolve any issues that may be hindering our relationships with him and others, and experience the renewal of his love so that we may be peacemakers in his Kingdom. Amen.
Application Questions
1. How do you respond when your faith in Jesus causes conflict with others, even with family members? Are you willing to stand firm in your faith, even if it causes division?
2. How can you stay spiritually alert to what God is doing in the world and in your life?
3. Are there any unresolved conflicts between you and God, or with others, that you need to address in light of today’s lesson? Are there any hurts that need God's healing today?
Author Bio
Thanh Trung Le ('95, DMin Canadian Theological Seminary; DMiss ('13, Western Seminary) has been the senior pastor of the
Edmonton Vietnamese Alliance Church in Alberta since 1986. He has also served as an international coordinator for the Worldwide Association of Vietnamese Alliance Churches (WAVAC) (2004-2012) and re-elected (2021 -present). He has served as a director of the Association of Vietnamese Alliance Churches in Canada (AVAC) (2000-2008) and re-elected as Assistant Director of AVAC (2022-present) and instructor of the Alliance Theological College (ATC) in evangelism, discipleship, and church growth. He co-authored, Mobilizing Vietnamese Diaspora for the Kingdom (2014) with Dr. Enoch Wan.
Luke and Acts taken from the Holy Bible, New International Version®, NIV®
Copyright © 1973, 1978, 1984, 2011 by Biblica, Inc.
Used with permission. All rights reserved worldwide.
The “NIV”, “New International Version”, “Biblica”, “International Bible Society” and the Biblica Logo are trademarks registered in the United States Patent and Trademark Office
by Biblica, Inc. Used with permission.